Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Những điều phụ huynh cần ghi nhớ khi trẻ mọc răng

Khi trẻ mọc răng, phụ huynh cần phải ghi nhớ những gì để có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu nào!

Lịch mọc răng ở trẻ

Các bác sĩ nha khoa cho biết hệ răng của trẻ bao gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện khi trẻ khoảng 6 – 10 tháng tuổi, đến tháng thứ 24 – 36 thì hoàn tất 20 chiếc răng đầu tiên.
Khi trẻ được 6 tuổi thì bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng diễn ra theo quy luật răng sữa nào mọc trước thì sẽ được thay thế trước. Các mầm răng vĩnh viễn sẽ phát triển ngay bên dưới chân răng sữa và làm cho răng này tiêu dần và rụng đi.

Các giai đoạn mọc răng hàm ở trẻ em

Vào khoảng giữa tháng 13 – 19, trẻ sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm trên. “Anh” răng hàm mọc sớm này tạm thời chưa phải “làm việc”. Chỉ đến khi răng hàm ở hàm dưới xuất hiện, chiếc răng hàm trên mới bắt đầu “lao động”, nhưng mức độ rất nhẹ nhàng.

Bước sang tháng 14 – 18, răng hàm đầu tiên ở hàm dưới nhú lên. Tiếp đó lần lượt các răng hàm khác cựa quậy “điểm danh” trên cung hàm. Đến khoảng tháng 23 – 31, nụ cười răng sữa của bé được hoàn thiện. Đây là giai đoạn răng hàm sữa cũng phải tham gia vào ăn nhai những thức ăn cứng hơn như bánh, kẹo,…

Khi bé bước qua tuổi thứ 9, những chiếc răng hàm to bản rục rịch mọc lên thay thế cho những chiếc răng hàm sữa. Đến giai đoạn từ 14 – 18 tuổi, những chiếc răng hàm cứng nhất sẽ được hoàn thiện. 28 răng đầy đủ đã tập hợp đúng vị trí trên cung hàm. 4 chiếc răng hàm còn lại sẽ mọc vào tuổi trường thành khoảng từ 18 – 25 tuổi mà chúng ta vẫn gọi là răng khôn.

Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích và cụ thể về mọc răng hàm ở trẻ em mà bạn nên biết. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp tận tình ngay sau khi nhận được câu hỏi của bạn gửi về hòm mail info@nhakhoasaigon.vn hoặc liên hệ 18001015 để được giải đáp.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Trẻ 8 tuổi bị sâu răng hàm thì phải làm sao?

Chào bác sĩ! Bé nhà tôi năm nay 8 tuổi và đang bị sâu răng hàm. Tôi phân vân không biết có nên đưa bé đi nhổ răng sữa này hay không? Mong nhận được hồi âm của bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Tôi cảm ơn. (Phong Lan, Biên Hòa)
Chào chị Lan! Rất cảm ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về cho Nha Khoa Sài Gòn B.H. Về thắc mắc của chị, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Răng hàm của trẻ bị sâu thì phải làm sao?

Do bé đang ở độ tuổi thay răng nên việc nhổ răng đặc biệt là răng hàm cần phải hết sức thận trọng để tránh những trường hợp răng sai lệch về sau. Bên cạnh đó cũng có 1 vấn đề cần phải để tâm lưu ý đó là có thể đó không phải là răng sữa mà là răng vĩnh viễn bị sâu.
Nếu đó là răng vĩnh viễn bị sâu thì bác sĩ sẽ lấy hết mô bệnh rồi trám hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng. Vì nếu nhổ răng sữa này đi thì sẽ rất tốn thời gian và tiền bạc để giúp cháu phục hình răng. Tốt nhất chị nên đưa cháu đến phòng khám uy tín gần nhất, bác sĩ sẽ khám, cho bé chụp phim X – Quang xem đó có phải là răng vĩnh viễn không và tư vấn cho 2 mẹ con hướng điều trị tốt nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng răng miệng ở trẻ thì chị vui lòng đến phòng khám hoặc liên hệ 18001015. Đội ngũ chuyên viên và bác sĩ của Nha Khoa Sài Gòn B.H sẽ tư vấn cụ thể và hẹn lịch khám tốt nhất dành cho chị.

Xem thêm: