Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Những điều phụ huynh cần ghi nhớ khi trẻ mọc răng

Khi trẻ mọc răng, phụ huynh cần phải ghi nhớ những gì để có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu nào!

Lịch mọc răng ở trẻ

Các bác sĩ nha khoa cho biết hệ răng của trẻ bao gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện khi trẻ khoảng 6 – 10 tháng tuổi, đến tháng thứ 24 – 36 thì hoàn tất 20 chiếc răng đầu tiên.
Khi trẻ được 6 tuổi thì bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng diễn ra theo quy luật răng sữa nào mọc trước thì sẽ được thay thế trước. Các mầm răng vĩnh viễn sẽ phát triển ngay bên dưới chân răng sữa và làm cho răng này tiêu dần và rụng đi.

Các giai đoạn mọc răng hàm ở trẻ em

Vào khoảng giữa tháng 13 – 19, trẻ sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm trên. “Anh” răng hàm mọc sớm này tạm thời chưa phải “làm việc”. Chỉ đến khi răng hàm ở hàm dưới xuất hiện, chiếc răng hàm trên mới bắt đầu “lao động”, nhưng mức độ rất nhẹ nhàng.

Bước sang tháng 14 – 18, răng hàm đầu tiên ở hàm dưới nhú lên. Tiếp đó lần lượt các răng hàm khác cựa quậy “điểm danh” trên cung hàm. Đến khoảng tháng 23 – 31, nụ cười răng sữa của bé được hoàn thiện. Đây là giai đoạn răng hàm sữa cũng phải tham gia vào ăn nhai những thức ăn cứng hơn như bánh, kẹo,…

Khi bé bước qua tuổi thứ 9, những chiếc răng hàm to bản rục rịch mọc lên thay thế cho những chiếc răng hàm sữa. Đến giai đoạn từ 14 – 18 tuổi, những chiếc răng hàm cứng nhất sẽ được hoàn thiện. 28 răng đầy đủ đã tập hợp đúng vị trí trên cung hàm. 4 chiếc răng hàm còn lại sẽ mọc vào tuổi trường thành khoảng từ 18 – 25 tuổi mà chúng ta vẫn gọi là răng khôn.

Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích và cụ thể về mọc răng hàm ở trẻ em mà bạn nên biết. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp tận tình ngay sau khi nhận được câu hỏi của bạn gửi về hòm mail info@nhakhoasaigon.vn hoặc liên hệ 18001015 để được giải đáp.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Trẻ 8 tuổi bị sâu răng hàm thì phải làm sao?

Chào bác sĩ! Bé nhà tôi năm nay 8 tuổi và đang bị sâu răng hàm. Tôi phân vân không biết có nên đưa bé đi nhổ răng sữa này hay không? Mong nhận được hồi âm của bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Tôi cảm ơn. (Phong Lan, Biên Hòa)
Chào chị Lan! Rất cảm ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về cho Nha Khoa Sài Gòn B.H. Về thắc mắc của chị, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Răng hàm của trẻ bị sâu thì phải làm sao?

Do bé đang ở độ tuổi thay răng nên việc nhổ răng đặc biệt là răng hàm cần phải hết sức thận trọng để tránh những trường hợp răng sai lệch về sau. Bên cạnh đó cũng có 1 vấn đề cần phải để tâm lưu ý đó là có thể đó không phải là răng sữa mà là răng vĩnh viễn bị sâu.
Nếu đó là răng vĩnh viễn bị sâu thì bác sĩ sẽ lấy hết mô bệnh rồi trám hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng. Vì nếu nhổ răng sữa này đi thì sẽ rất tốn thời gian và tiền bạc để giúp cháu phục hình răng. Tốt nhất chị nên đưa cháu đến phòng khám uy tín gần nhất, bác sĩ sẽ khám, cho bé chụp phim X – Quang xem đó có phải là răng vĩnh viễn không và tư vấn cho 2 mẹ con hướng điều trị tốt nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng răng miệng ở trẻ thì chị vui lòng đến phòng khám hoặc liên hệ 18001015. Đội ngũ chuyên viên và bác sĩ của Nha Khoa Sài Gòn B.H sẽ tư vấn cụ thể và hẹn lịch khám tốt nhất dành cho chị.

Xem thêm:

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Những trường hợp nào buộc phải nhổ răng?

Răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai cũng như thẩm mỹ trên khuôn mặt. Thế nhưng có những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến các răng khác. 

Bệnh lý răng nghiêm trọng

Khi răng bị các bệnh lý răng đã chữa nhiều lần nhưng không hết và tái đi tái lại nhiều lần. Đối với những răng sâu nhẹ thì bác sĩ sẽ lấy hết các mô bệnh rồi phục hồi bằng kỹ thuật trám răng hay bọc răng sứ. Tuy nhiên đối với những răng bị sâu nặng, nha chu,… thì bắt buộc phải nhổ răng để không ảnh hưởng tới răng khác, thậm chí là tính mạng.

Răng bị tổn thương quá nặng

Bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ răng khi nó bị gãy, vỡ, mẻ quá lớn không thể phục hình bằng các phương pháp thông thường.

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn khi mọc ngầm sẽ làm tiêu xương răng số 7, khiến răng này lung lay và hậu quả cuối cùng là mất răng. Đối với những răng mọc lệch thì sẽ khiến thức ăn thức ăn dễ dắt vào kẽ hở giữa hai răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Chính vì lẽ đó, nhổ răng là cần thiết giúp ngăn chặn tình trạng tổn thương cho răng kế cận. Sau khi nhổ răng thì vị trí này sẽ bị trống nên xương hàm sẽ tiêu dần theo thời gian và các răng bên cạnh có xu hướng ngả đổ sang nơi này. Ngày nay với khoa học kỹ thuật hiện đại, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn kỹ thuật phục hình phù hợp với mình nhất. Cấy ghép implant là phương pháp hoàn hảo cho người bị mất răng, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Đặc biệt, nó có thể tồn tại vĩnh viễn nếu bạn biết cách bảo vệ và chăm sóc đúng cách.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ nhổ răng của Nha Khoa Sài Gòn B.H, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 18001015 đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể, chi tiết và hẹn lịch khám tốt nhất dành cho bạn.
Xem thêm:

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Có cần lưu ý khi bé mọc răng hàm không?

Các chuyên gia nha khoa cho biết răng số 6 là chiếc răng quan trọng nhất trên cung hàm và thường mắc phải các vấn đề về răng miệng. Hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp điều trị kịp thời nào!

Vấn đề nào thường xảy ra khi mọc răng hàm số 6?

Răng số 6 đóng vai trò rất quan trọng về mặt chức năng ăn nhai. Nếu trẻ mọc răng hàm quá sớm mà không có chiếc răng sữa nào trước đó thì bậc phụ huynh thường nghĩ đây là răng sữa nên không cần chăm sóc kỹ giúp trẻ nên nguy cơ gây sâu răng là rất cao.

Mặt khác do răng số 6 mọc quá sớm khi mà răng sữa chưa ổn định nên thường mọc lệch khỏi cung hàm. Các chuyên gia cho biết nếu không nắn chỉnh sớm thì răng này sẽ bị lệch vĩnh viễn. Điều này sẽ cho nụ cười và khuôn mặt của bạn bị mất thẩm mỹ.

Cần phải lưu ý những gì khi mọc răng hàm số 6?

Bác sĩ khuyên bạn nên chăm sóc và theo dõi răng của bé ngay từ khi trẻ mọc răng hàm số 6 để tránh trường hợp răng này bị sâu và lệch. Tốt hơn hết nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh răng miệng cũng như vị trí của răng. Ngoài ra, bạn cũng nên giúp bé chăm sóc răng miệng đúng cách để hạn chế tối đa tình trạng sâu răng ở trẻ.

Nếu muốn được hỗ trợ giải đáp các thông tin chi tiết hơn về các dịch vụ của Nha Khoa Sài Gòn B.H cũng như việc chăm sóc cho trẻ khi mọc răng hàm số 6, bạn vui lòng liên hệ về phòng khám theo số Hotline 18001015, các bác sĩ sẽ tư vấn tận tình nhất cho bạn.

Xem thêm:

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Răng mọc ngầm ác tính xảy ra khi nào?

Chào bác sĩ! Cho em hỏi răng mọc ngầm ác tính xảy ra khi nào ạ? Mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn. (thanhcong.....@yahoo.com)
Bạn thân mến! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha Khoa Sài Gòn B.H xin được giải đáp như sau:

Răng mọc ngầm ác tính xảy ra khi nào?

Bác sĩ nha khoa cho biết có những chiếc răng mọc ngầm trong xương hàm cả đời mà không gây ra ảnh hưởng gì cho người bệnh. Răng mọc ngầm ác tính xảy ra khi răng mọc quá thấp và chạm đến ống dây thần kinh hay khi răng mọc quá sát gây ra tình trạng răng chen chúc gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh răng miệng. Do đó cần phải có biện pháp tác động đến răng này.

Tác hại của răng khôn mọc ngầm

Theo các chuyên gia, khi răng mọc ngầm sẽ mang đến những tác hại xấu mà chính người bệnh cũng không biết được.
  • Khi chân răng chạm vào ống dây thần kinh thì sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh.
  • Khi răng khôn mọc lệch về phía răng số 7 thì sẽ khiến răng này bị lung lay, tiêu chân răng và đẩy răng này về cùng 1 phía gây ra tình trạng răng chen chúc. 
  • Làm giảm mật độ xương hàm dẫn đến tình trạng xương và răng mềm, yếu, dễ bị vỡ khi có va chạm lực dù nhỏ.

Biện pháp khắc phục tình trạng răng mọc ngầm

Các bác sĩ tại Nha Khoa Sài Gòn B.H cho biết, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp là niềng răng và nhổ răng. Tuy nhiên việc nhổ răng mọc ngầm không đơn giản như những ca điều trị thông thường. Quá trình nhổ răng mọc ngầm còn được gọi xem như là một cuộc tiểu phẫu trong nha khoa. Người bệnh sẽ được gây mê và trải qua cuộc tách nướu thì mới lấy răng ngầm ra được.
Tại Nha Khoa Sài Gòn B.H, chúng tôi đã điều trị thành công rất nhiều ca nhổ răng khôn mọc ngầm. Điều này minh chứng cho việc chúng tôi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn thì mới thực hiện thành công được.
Nếu bạn cũng đang có răng mọc ngầm cần được xác định mức độ ảnh hưởng và hướng điều trị như thế nào là tốt nhất, bạn có thể liên hệ về Nha Khoa Sài Gòn B.H theo Hotline 18001015 đội ngũ chuyên viên và bác sĩ của phòng khám sẽ tư vấn tận tình và chi tiết nhất cho bạn.
Xem thêm:

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Răng mọc ngầm có cần phải nhổ bỏ khi nào?

Răng mọc ngầm trong xương hàm có cần phải nhổ bỏ không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Hãy cùng mình tìm hiểu nào!

Răng mọc ngầm trong xương hàm phải làm gì?

Các chuyên gia cho biết tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có cách điều trị cụ thể khác nhau và không phải chiếc răng nào cũng gây hại cho chủ nhân. Răng mọc ngầm có thể là răng thừa hay đó cũng có thể là răng vĩnh viễn còn thiếu. Do đó tùy vào tình trạng của người bệnh như thế nào mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng cách nào là tốt nhất cho chiếc răng này.

Răng mọc ngầm cần phải nhổ bỏ khi nào?

Bác sĩ nha khoa cho biết răng mọc ngầm chỉ phải loại bỏ khi nó là răng thừa, răng số 8 và nó có dấu hiệu ác tính và đang phát triển vào chân răng vĩnh viễn của răng khác. Việc nhổ răng mọc ngầm trong trường hợp này là hết sức cần thiết để bảo vệ các răng khác và không làm ảnh hưởng đến xương hàm.  
Tại Nha Khoa Sài Gòn B.H, chúng tôi đã gặp rất nhiều tình huống răng mọc ngầm phức tạp, phải mất khá nhiều thời gian mới điều trị được và tất cả bệnh nhân đều rất hài lòng. Nếu bạn cũng đang nghi ngờ có răng ngầm trong xương hàm và cần được tư vấn, điều trị có thể thể liên hệ về phòng khám theo số Hotline 18001015, các bác sĩ sẽ giải đáp tận tình những thắc mắc cho bạn.
Xem thêm:

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Khi răng khôn mọc nên chăm sóc thế nào?

Chào bác sĩ! Em có thắc mắc mong được bác sĩ giải đáp trong thời gian sớm nhất. Cho em hỏi khi răng số 8 mọc nên chăm sóc thế nào để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Xin chân thành cảm ơn. (hoatiennu4598@yahoo.com.vn)
Bạn thân mến! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha Khoa Sài Gòn B.H xin phép được trả lời như sau:

Nên vệ sinh răng miệng thế nào khi mọc răng khôn?

Răng khôn do mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó chăm sóc và vệ sinh nên gây tích tụ nhiều vi khuẩn, dễ gây nên tình trạng sâu răng khôn và các răng kế cận. Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, sử dụng bàn chải lông mềm và nhẹ nhàng chải sạch các mảng bám trên răng. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý ngậm hàng ngày nhằm sát trùng chỗ răng mọc.

Nên ăn gì khi mọc răng khôn?

Khi moc rang khon tốt nhất bạn nên ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp, thịt, cá, rau xay nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên uống sữa, các loại nước ép trái cây có tính mát để tăng cường vitamin cho cơ thể. Tuyệt đối không ăn thức ăn quá nóng, dễ kích thích chỗ sưng như tiêu, ớt,…

Cách giảm đau khi mọc răng khôn

Răng khôn khi mọc sẽ khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn còn có thể bấm huyệt hợp cốc để ngăn chặn cơn đau. Sử dụng ngón cái của tay đối diện day vào huyệt này, đau răng bên nào thì bấm huyệt tay bên đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.